Chú thích Đặng_Tiến_Đông

  1. Gia tộc họ Đặng ở Lương Xá trước đây có tất cả chín bộ gia phả, nhưng nay chỉ còn giữ được 3 bộ, đó là: Đặng gia phả hệ toàn chính thực lục, do Đại đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Đông biên soạn năm 1792. Đặng gia phả ký tục biên biền thuyết, do Tham đốc Hiển Trung hầu Đặng Đình Quỳnh biên soạn năm 1763 và Đặng thế gia phả ký do nhà báo Đăng Văn Phái, quê ở xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, biên soạn năm 1938.
  2. Tuy nhiên, có người cho rằng: "Sự thực, "Đặng Tộc Đại Tông Phả" viết năm 1683 do tổng trấn trọng thần Yến Quận Công Đặng Tiến Thự, năm 1686 quốc lão Ứng Quận Công Đặng Đình Tướng tục biên, năm 1745 Thái Nhạc Quận Công tiếp tục tục biên cho biết tổ tiên Đặng Tiến Đông là ngài Đặng Tất (thuộc nhánh Đặng Dung). Chúng tôi - hậu duệ của ngài - cực lực phản đối việc gán ghép ngài có gốc họ Trần. Mong các nhà nghiên cứu về xem bộ gốc Đặng Tộc Đại Tông Phả được trưởng tộc chúng lưu giữ.
  3. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí (tập 1). Nhà xuất bản Khoa học xã hội (Hà Nội) ấn hành năm 1992, tr. 345. Thông tin thêm: Sau Nghĩa Quốc Công Đặng Huấn, lần lượt là: Hà Quận Công Đặng Tiến Vinh, Doanh Quận Công Đặng Thế Tài, Yên Quận Công Đặng Tiến Thự, Dận Quận Công Đặng Tiến Cẩm, tức cha Đô đốc Đặng Tiến Đông.
  4. Tại trang cuối quyển 6 trong bộ gia phả, khi Đặng Tiến Đông viết về cha ông tức Dận quận công, đã giải thích việc đổi tên mình như sau (phiên âm): Mậu Ngọ ngũ nguyệt sơ nhị, Quý Sửu thì, sinh đệ bát tử "Đông" hậu cải "Giản" dĩ tự vựng vân: Trùng âm tích vũ chi hậu hốt kiến nhật sắc, cố tri danh yên. Có nghĩa là: Năm Mậu Ngọ, tháng 5, ngày 2, giờ Quý Sửu, sinh con trai thứ 8 là Đông sau đổi tên Giản theo nghĩa chữ Giản là: Sau khi mây mù tích mưa bổng thấy ánh mặt trời, cho nên đặt tên như thế.
  5. Phạm Ngọc Du giải thích: "Quân Tây Sơn tiến công thành Thăng Long, nhân dân chín xã ngoại thành sôi nổi bện rơm cỏ thành hình rồng, tẩm dầu đốt lửa, đánh một trận rồng lửa". Đây chính là sự phối hợp rất có hiệu quả giữa nhân dân và nghĩa quân Tây Sơn.
  6. Từ điển bách khoa Việt Nam (tập 1, tr. 750) cho biết thời Cảnh Thịnh, Đặng Tiến Đông về nghỉ ở quê và mất năm 1803, nhưng không cho biết đã lấy từ nguồn nào. Còn tác giả Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế có dẫn một đoạn chép theo gia phả họ Đặng ở Lương Xá rằng: Vệ quốc thượng tướng quân trấn thủ Thanh Hoa kiêm Nghệ An trấn Đô đốc Đặng Lĩnh hầu Đặng tướng công đại phụ tứ nguyệt thập tốt, hoàng triều Chiêu Thống nguyên niên nhị nguyệt cát hạ phùng tra. Hai tác giả này đã dựa vào đây để cho rằng Đặng Tiến Đông mất vào ngày rằm tháng Tư (theo Hán văn thì là tháng Hai, có lẽ tác giả ghi nhầm) triều Chiêu Thống năm thứ nhất (1787) Đinh vị. Vì vậy, hai ông không cho rằng Đô đốc Đông không phải là người chỉ huy đạo quân Tây Sơn đánh đồn Khương Thượng năm 1789 mà là Lê Văn Long, người làng Trường Xuân, nay thuộc thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tái bản năm 2006, trang 167-168).
  7. Theo Nguyễn Q.Thắng và Nguyễn Bá Thế, trong Tự điển nhân vật lịch sử (bộ mới). Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2006, trang 540-541
  8. Theo sử liệu, thì Nguyễn Hữu Chỉnh đã bị diệt năm 1787. Chép năm Mậu Thân (1788), thì phải ghi là diệt Vũ Văn Nhậm mới đúng. Xem chi tiết tại đây .
  9. GS. Lê giải thích thêm: "Vào thời điểm này Thanh Hoa vẫn thuộc quyền cai quản của nhà Lê. Phải đến cuối năm 1787, khi trấn này thuộc về Tây Sơn, Đô đốc Long mới nhậm chức thực thụ".